Tiếp nối truyền thống của loạt ấn phẩm lâu đời nhất về tiền mã hóa, đội ngũ Kyros Ventures và Coin68 hân hạnh ra mắt bản Báo cáo Thị trường Việt Nam nửa đầu năm 2023. Đặc biệt, bản báo cáo này còn đánh dấu lần đầu tiên cộng tác giữa Kyros Ventures và Animoca Brands nhằm mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về thị trường web3 game đầy tiềm năng.
Đội ngũ đã thu thập được nhiều thông tin rất thú vị và muốn chia sẻ cho mọi người trong báo cáo này. Trước khi đi vào chi tiết, mọi người hãy cùng Kyros Ventures và Animoca Brands đi qua một vài điểm thú vị trong báo cáo nhé.
1. Toàn cảnh thị trường tiền mã hóa Việt Nam
Dù bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn một màu trầm lắng, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm sáng hiếm hoi ở thị trường châu Á.
Nền kinh tế vẫn giữ được mức độ lạc quan nhất định đã tạo nền móng vững chãi cho thị trường tiền mã hóa tiếp tục phát triển. Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn đậm sâu trên bản đồ blockchain thế giới.
– Theo thống kê từ Statista, doanh thu trên thị trường Việt Nam dự kiến đạt 109,4 triệu USD vào năm 2023, số lượng người dùng tiền mã hoá sẽ tăng đến 12,37 triệu vào năm 2027.
– Việt Nam lọt top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên Binance, theo Wall Street Journal.
– Hơn 20 triệu người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa, theo dữ liệu từ Triple-A.
– Tính đến tháng 12/2022, Việt Nam có hơn 200 dự án blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Tâm lý nhà đầu tư ít bi quan hơn
Sau một năm 2022 quá nhiều biến cố, cả khối lượng giao dịch lẫn mức độ biến động giá đều giảm mạnh. Dòng tiền mới không đổ vào thị trường khi các quỹ đầu tư đều thu hẹp/cắt giảm mảng crypto. Có thể kể đến như quỹ đầu tư quốc gia Singapore Temasek rút lui khỏi thị trường hay Sequoia Capital thu hẹp 65% quỹ crypto.
Tuy vậy, so với thời điểm khắc nghiệt cuối 2022, hiện tại thị trường đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực, mở ra hi vọng về một mùa tăng trưởng mới sắp đến. Thật vậy, khảo sát tâm lý nhà đầu tư cho thấy gần 70% người tham gia cho rằng mùa đông crypto chỉ còn kéo dài dưới 1 năm hoặc đã kết thúc.
Hầu hết mọi người dự đoán giá BTC vào khoảng 30.000 USD – 50.000 USD ở cuối năm 2023. Chỉ có khoảng 20% nhà đầu tư nghĩ rằng BTC sẽ về dưới mốc 20.000 USD một lần nữa.
Những dự đoán này dĩ nhiên không thể so với thời điểm lạc quan giai đoạn tăng trưởng, nhưng đã cho thấy chuyển biến trong tâm lý cộng đồng. Từ bi quan, thất vọng chuyển dần sang trạng thái tin tưởng và kỳ vọng.
3. Tether vẫn là stablecoin được sử dụng nhiều nhất
Thời gian qua chứng kiến nhiều sự chuyển biến trong phân khúc stablecoin. Những lần depeg, những scandal không đủ tài sản bảo chứng và cả những cạnh tranh qua lại đã làm từ khóa stablecoin chiếm sóng trên hầu hết các phương tiện truyền thông.
Dẫu tranh đấu thế nào thì kẻ chiến thắng vẫn luôn là kẻ chiếm được niềm tin của người dùng nhiều nhất. Và USDT chính là cái tên đó. Ngạc nhiên là 4 vị trí top đầu vẫn không hề thay đổi so với 1 năm về trước.
6 vị trí tiếp theo ghi nhận sự nổi lên của TUSD và Coin98 Dollar (CUSD), thay thế vị trí vốn có của UST và MIM.
Lý do cộng đồng sử dụng stablecoin nằm ở chính cái tên của nó: tính ổn định.
4. DeFi và sự trỗi dậy của các hệ sinh thái mới
Dù NFT và GameFi có tỷ lệ tăng trưởng người dùng cao nhất, nhưng DeFi mới là ngách có nhiều người tham gia nhất, với gần 90% người được hỏi xác nhận có sử dụng DeFi.
Xét theo từng hệ sinh thái, Ethereum là cái tên dẫn đầu khi có gần 58% người sử dụng. Sau khi Ethereum hoàn thành nâng cấp The Merge, rào cản chi phí đối với người dùng hay rào cản kỹ thuật đối với dự án được giảm thiểu. Ngày càng có nhiều người dùng, nhà phát triển và dự án lựa chọn điểm đến là Ethereum hoặc một Layer-2 của nó.
Các Layer-1 khác thể hiện sự “hụt hơi” thấy rõ nếu so với Ethereum. Đặc biệt là các Layer-1 “mùa trước” như Solana, Near, Fantom, Cardano. Người dùng quan tâm nhiều hơn đến các L1 mới ra mắt gần đây vì có nhiều ưu điểm hơn các đối thủ đi trước với dự địa tăng trưởng vẫn còn như Aptos hay SUI.
5. SocialFi chưa thực sự đi vào đời sống
Dù được truyền thông và giới phân tích tích cực “lăng xê”, nhưng SocialFi chưa thể hiện sự bức phá như kỳ vọng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 55% người được hỏi có tham gia SocialFi – một con số không quá nổi bật nếu so với các ngách khác.
Nhìn nhận từ thực tế các sàn đang rất ưu ái dự án SocialFi, với ví dụ là Binance đã niêm yết nhiều token hệ này trong suốt năm 2023, có thể thấy SocialFi vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.
Ngay từ cái tên SocialFi đã thể hiện tính chất của phân khúc này: tính xã hội. Vì vậy, dự án nếu muốn thực sự bức phá thì cần thu hút được người dùng thực, trở thành ứng dụng hữu ích trong đời sống cộng đồng, qua đó mới có thể phát triển trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, bạn có biết số ví cao nhất mà một người dùng để “săn airdrop” là… 3000 ví không? Còn nhiều điều bất ngờ khác đang chờ bạn khám phá trong báo cáo đó! Tải ngay “Báo cáo thị trường Tiền mã hóa Việt Nam H1.2023” để có nhiều thông tin thú vị và chất lượng nhé!